Trang chủ » Tin Tức Trong Ngành » Treo tranh đúng cách

 

 

Một căn nhà đẹp nếu thiếu tranh chẳng khác gì một thiếu nữ phục sức đẹp mà thiếu đi đôi giầy vậy. Nhưng để treo được tranh đẹp bạn cần phải nắm được những nguyên tắc cơ bản về treo tranh.

Đã bao giờ bạn chiêm ngưỡng một ngôi nhà với nột thất rất đẹp nhưng bạn vẫn cảm thấy thiếu một thứ gì đó. Thông thường đó chính là những bức tranh. Rất nhiều người không nghĩ đến việc treo tranh trong nhà hoặc họ chỉ treo một bức tranh khiêm tốn ở chỗ đặt ghế sofa. Không phải cứ treo một bức tranh trong nhà là được mà còn phải treo đủ.

42242LivingRoomArtTV1

Đừng dè dặt khi mua và treo tranh trong phòng của bạn. Bạn có thể treo những bức tranh có khung hay những bức tranh đá không có khung. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng phải biết chọn vị trí treo tranh sao cho phù hợp với ngôi nhà của bạn. Lỗi sai cơ bản là treo tranh quá cao ở trên tường. Một nguyên tắc cơ bản của việc treo tranh là bức tranh sẽ đối diện với tầm nhìn của chúng ta. Bạn có thể treo bức tranh ở gần bộ bàn ghế sofa sao cho khi khách ngồi xuống sẽ có thể quan sát được bức tranh của bạn.

Bạn có thể treo tranh khổ to hay nhỏ đều được miễn là bạn bố trí tranh sao cho phù hợp, đôi khi treo tranh một cách ngẫu hứng trong phòng sẽ khiến mọi thứ trở nên cá tính hơn. Nếu quá nhàm chán với những bức tranh ở mãi một vị trí, bạn có thể thay đổi vị trí treo tranh bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh và muốn làm mới ngôi nhà của mình.

da7diningroomdone41

Một nguyên tắc nữa là nên treo tranh trên tường chứ không nên để tranh lên những đồ nột thất trong phòng như để trên tủ, bàn…

Khi treo phải chú ý để cạnh đáy của tranh song song với những vật dưới nó, và không nên treo tranh cách xa hơn 36cm so với bàn hay ghế ở phía dưới.

Đừng coi việc mua một bức tranh đắt tiền là xa xỉ, một bức tranh đẹp đôi khi lại khiến những vị khách chú ý nhiều hơn là những đồ nội thất trong phòng.

Tập tin được lưu ở: Nhà nghệ thuật Tagged with , , ,

Tranh kính – nghệ thuật trang trí nội thất mới

Nguồn: Saigon Tiếp thị

Việc sử dụng tranh kính trong trang trí nội thất đã trở nên khá phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Mỹ. Còn tại Việt Nam, loại hình nghệ thuật trang trí này mới chỉ thực sự phát triển khoảng hơn 10 năm gần đây.

Tranh kính ngày xưa thường được dùng trang trí cho các cung điện, lâu đài, nhà thờ, được ghép bởi những mảng kính màu với nhau bằng vật liệu đặc biệt để tạo thành những bức tranh đầy màu sắc. Ánh sáng chiếu qua tranh kính sẽ đem lại hiệu quả cao, giúp không gian trở nên lung linh.

9777_DOOL_071205_T2_23554_DOOL_071205_T2_3

Hiệu quả của tranh kính trong trang trí trần.

Do xuất xứ của tranh kính từ những nơi cổ kính, sang trọng nên chúng thường có nét cổ điển, sang trọng cho không gian kiến trúc. Với nghệ thuật kiến trúc hiện đại, tranh kính được áp dụng như một thủ pháp trang trí pha nét nghệ thuật thủ công.

Từ chỗ chỉ trang trí cho các nhà hàng, khách sạn… nay tranh kính đã lan rộng ra các công trình nhà ở, văn hóa và đặc biệt là tôn giáo. Tranh kính được trang trí nhiều vị trí trên công trình kiến trúc như vòm phẳng, cong, cửa đi, cửa sổ, bức hoành phi, mặt tiền, vách ngăn, các loại đèn trang trí ốp tường, treo trần, để bàn…

Sản phẩm kính màu ghép được sản xuất hoàn toàn trên nguyên vật liệu nhập ngoại, với 24 gam màu chuẩn và hơn 360 gam màu phụ có sẵn trong kính, kết cấu bởi những hoa văn, họa tiết được ghép lại với nhau tạo thành mặt phẳng hoặc mặt cong kính.

1921_DOOL_071205_T2_53493_DOOL_071205_T2_7

Sản phẩm được làm ra bằng thủ công do các nghệ nhân và thợ lành nghề Việt Nam. Trải qua các công đoạn như thiết kế tạo mẫu, cắt kính và mài dũa, gia công vật liệu và tạo đường nét, vẽ, qua nhiệt độ nung cao để tạo kết dính chất liệu, thi công lắp ráp cho các công trình.

Tuy nhiên hiện nay, do phương pháp chế tác tranh kính bằng phương pháp ghép kính màu khá cầu kỳ, giá thành cao nên người ta nghĩ ra phương pháp vẽ trực tiếp lên kính bằng hóa chất đặc biệt rất khó phai màu. Phương pháp này làm cho giá thành tranh kính giảm xuống nhiều. Hiện nay giá tranh kính dao động từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/m2 theo từng chủng loại.

Tranh kính là sản phẩm của sự sáng tạo và sắp đặt. Khi dùng tranh kính, bạn nên nhờ sự tư vấn của nghệ nhân hoặc kiến trúc sư. Tranh kính khi trang trí đúng cách sẽ đem lại hiệu quả rất cao, nhưng nếu tranh kính sử dụng ẩu sẽ có tác dụng ngược lại, làm cho căn phòng bị cảm giác quá diêm dúa và màu mè. Tranh kính chỉ có tác dụng thực sự khi được ánh sáng chiếu xuyên qua và thường được trang trí tại vị trí ranh giới giữa sáng và tối.

Tập tin được lưu ở: Nhà nghệ thuật Tagged with ,

Lịch sử Khung tranh (rút gọn)

Khái niệm “khung tranh” bắt nguồn từ những đường viền trang trí bao quanh những tác phẩm hội họa trên bình hoa, tường, nóc nhà mồ cổ 3-4000 năm trước, xa hơn nũa là trên những tác phẩm nghệ thuật khảm đá ở Hy Lạp cổ đại (mosaic) hay những tấm gạch, tấm đá được vẽ họa tiết trang trí. Nghệ thuật Công giáo đã sớm du nhập “khung” trở thành một thành phần trong những bìa sách bằng ngà voi, tranh thờ phượng. Trong thời kỳ này, bản chất của “khung” đã thay đổi: chúng không chỉ là một thành phần trang trí đơn thuần mà đã trở thành vật bảo vệ và gia tăng giá trị của tác phẩm mà nó bao bọc, mang lại cho tác phẩm một diện mạo đặc sắc hơn. Vàng và đá quý tôn thêm vinh quang nơi Thiên Đường cho các bức tranh thờ phượng; sau đó tranh thờ phượng phát triển mạnh tại Ý vào thế kỷ 14-15, trong một nhà thờ Trung cổ bấy giờ, tất cả tranh thờ trong thánh đường đều được chế tác viền khung tinh xảo bằng các loại vật liệu quý giá.

Chính hành động này của giáo hội đã mở đầu cho những khung tranh đúng nghĩa đầu tiên xuất hiện; Trong thời kỳ Phục hưng, khung tranh được vua chúa và giới quý tộc sử dụng để tôn thêm vẻ quyền quý và xa hoa của họ. Khung tranh trở nên tinh xảo hơn bởi bàn tay điêu luyện của những người thợ thủ công tài ba, nhiều mô-típ, họa tiết trang trí trên khung tranh đã được sáng tạo để đáp ứng nhu cầu đa dạng của giới quý tộc.

Cho đến ngày nay, khung tranh đã trở thành một thành phần quan trọng của một tác phẩm hội họa đương đại. Những mô-típ, phong cách khung tranh cổ vẫn được nhắc đến như: Phục hưng, khung tranh của những người thợ làm tủ Ba Lan, Baroque, Palladian và Rococo, Roman, tân cổ điển…

Nhận xét