Tranh thêu tay truyền thống, Non nước hữu tình -T350
Tranh thêu tay truyền thống, Non nước hữu tình -T350
Giá: 23.000.000 VNĐ
Mã sản phẩm: T350
Kích thước: 110*200 cm
Tình trạng: Còn hàng
Chi tiết
tranh thêu tay non nước đèn led
Khi nói đến tranh thuỷ mặc 水墨(thuỷ mạc) thì chúng ta thường liên tưởng ngay đến tranh sơn thủy. Đây là một mảng đề tài đặc sắc trong hội hoạ Trung Quốc. Hai chữ sơn thuỷ có ý nghĩa triết lý thâm trầm của chúng, không chỉ đơn thuần sơn 山thuỷ 水 là sông nước. (thường bị đọc nhầm là là núi non
Nước cũng giống như người quân tử. Nước cho mọi người mà không có gì tư lợi về mình. Như vậy là đức. Nước đi đến đâu thì mang sự sống đến đó, như vậy là nhân. Nước luôn chảy xuống chỗ thấp theo đúng đạo lý, như vậy là nghĩa. Nước ở trên cao trăm trượng, lao xuống khe mà không ngần ngại gì, như vậy là dũng. Chỗ cạn thì nước rất hiền hòa, chỗ sâu thì đố ai lường được, như vậy là trí. Nước chịu nhận cả cái xấu, như vậy là bao dung, cái gì không sạch mà vào nước cũng trở thành sạch. Như vậy là làm cho mọi cái trở thành thiện. Khi nước đứng yên thì bằng phẳng, đó là chính. Vì vậy người quân tử thấy nước ở sông lớn thì thích ngắm nhìn để tu dưỡng tính tình.
Núi thì cao mà ta thích vì trên núi có cỏ cây sinh ra, có chim muông nảy nở, tạo thêm nhiều của cải cung cấp cho bốn phương. Mây gió tạo ra ở đó để trời đất giao lưu, âm dương hòa hợp, muôn vật nhờ đó mà thành, trăm họ nhờ đó mà có cái ăn. Vì vậy, người quân tử thích ngắm núi để tâm hồn khoáng đạt
Khổng Tử từng nói rằng: «Kẻ trí vui chơi nơi sông nước, kẻ nhân vui chơi nơi núi non. Kẻ trí hiếu động, kẻ nhân trầm tĩnh. Kẻ trí vui vẻ, kẻ nhân trường thọ.» 知(智)者樂水, 仁者樂山, 知(智)者動, 仁者靜, 知(智)者樂, 仁者壽 (Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơn, trí giả động, nhân giả tĩnh, trí giả lạc, nhân giả thọ.– Luận Ngữ – Ung Dã).
Sông nước trôi chảy, linh động biến dịch không ngừng, tìm về trùng dương mênh mông. Sự trôi chảy không ngừng này tượng trưng bản thể của Đạo. Khổng Tử có lần đứng trên bờ sông, nhìn nước chảy, giác ngộ lý lẽ ấy, nên ngài tán thán: «Ôi, trôi chảy thế này, ngày đêm nó không hề ngừng nghỉ !» 逝者如斯夫不舍晝夜 (Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ ! – Luận Ngữ – Tử Hãn).
Do đó, kẻ trí tuệ thấu đạt lý lẽ của sự vật, linh hoạt tiến triển mãi không ngưng trệ, cũng linh động như bản tính của nước. Kẻ nhân ái yên ổn với nghĩa lý mà dày dặn kiên cố vững bền, cũng tĩnh như bản tính của núi. Động và tĩnh nói về bản thể, mà vui vẻ trường thọ là nói về hiệu quả đạt được