Trang chủ » Tin tức, Ý Nghĩa Các Loại Tranh » Cá chép có ý nghĩa gì trong hội họa

Cá chép mang ý nghĩa phong thủy trong hội họa phương Đông, “phải nói thêm rằng không có tranh phong thủy mà chỉ có tranh mang ý nghĩa phong thủy”
Cá chép là đề tài chủ yếu được các họa sĩ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam sáng tác.
Tranh cá chép không chỉ mang ý nghĩa phong thủy mà còn mang tính nghệ thuật cao.
Theo quan niệm phương Đông, cá Chép tượng trưng cho sức khỏe và tài lộc. Trong đường quan lộ, cá Chép là biểu tượng của sự thăng tiến, công danh. Treo tranh cá chép ở nhà riêng hay văn phòng sẽ mang tới cho nguồn bạn tài lộc dồi dào. Trong kinh doanh, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm khi nó thường bơi ngược dòng nước, cộng với đức tính bền bỉ và sự cố gắng dẻo dai, đã có thể vượt Vũ môn để hóa Rồng, nên người ta còn coi cá Chép như một hiện thân của Rồng, con vật linh thiêng cao quý.

Những bức tranh cá phong thủy được xem là món đồ mang lại may mắn và có thể được sử dụng để đặt trong văn phòng hoặc tại phòng khách nhà bạn.

Các loài cá thường mang lại điềm tốt, và may mắn. Có một số loài cá thường đi thành đôi vậy nên nếu chúng hiện diện trong cuộc sống của bạn nó sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho hôn nhân của bạn cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia chủ.

Truyền thuyết kể lại rằng:
Vào một năm nọ, nạn hạn hán hoành hành vì số Rồng quá ít, không đủ làm mưa điều hòa cho cả nhân gian. Ngọc Hoàng thượng đế liền tổ chức một cuộc “Thi Rồng” nhằm tuyển chọn các con vật đủ khả năng, phẩm chất làm Rồng cứu nhân độ thế.
Khi chiếu Trời ban xuống, vua Thủy Tề loan báo cho tất cả các cư dân dưới nước tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi có ba kì. Mỗi kì vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt được cả ba đợt thì mới được hóa Rồng.
Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại cả vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng.
Sau có cá Rô nhảy qua được một đợt nhưng cũng bị rơi ngay. Rồi đến Tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi, đã gần hóa Rồng, nhưng đến lượt thứ ba vì sức đã đuối nên bị ngã xuống, khiến lưng còng lại đến tận ngày nay.
Đến lượt Cá Chép vào thi thì gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời. Chép ta vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, và lọt vào cửa Vũ môn.
Khi đó, Cá Chép được hóa thân, vẩy, đuôi, râu, sừng mọc ra, vóc dáng bỗng trở nên oai linh, giống hệt thần Rồng. Sau khi hóa Rồng, Chép phun nước làm gió táp, mưa sa, cứu độ muôn loài thoát khỏi hạn hán, sự sống hồi sinh.

Tranh Cá Chép

8850_tranh_son_dau_dv084

8819_tranh_son_dau_dv053

8821_tranh_son_dau_dv055

8828_tranh_son_dau_dv062_fengshui

8849_tranh_son_dau_dv083

Nhận xét