Trang chủ » Tin tức » Ngỡ ngàɴg với diệɴ ᴍạo Văɴ Miếᴜ Quốc Tử Giáᴍ ɴăᴍ 1920: Hoaɴg sơ đếɴ bấᴛ ɴgờ!

Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long được coi là biểu tượng học vấn nghìn năm của nước Việt. Cùng xem những hình ảnh lịch sử quý giá về di tích này được ghi lại vào năm 1920.

Khung cảnh còn rất hoang sơ

Văn Miếu được xây dựng từ “tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.”.

Toàn cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội nhìn từ máy bay

Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử).

Từ trên cổng Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhìn ra hồ Văn, Hà Nội thập niên 1920.

Khu vực thứ nhất gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Phía nam, trước mặt Văn Miếu là hồ Minh Đường hay Văn hồ dân gian thường gọi là hồ Giám.


Văn Miếu Môn – cổng chính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu – Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá.


Từ Văn Miếu Môn nhìn về Đại Trung Môn. Sau Đại Trung Môn là Khuê Văn Các.

Khu thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805).


Từ Đại Trung Môn nhìn về Văn Miếu Môn.

Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài.

Từ Đại Trung Môn nhìn về Khuê Văn Các.

Nét kiến trúc gần như được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay

Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779.


Các bia đá nằm ở hai bên giếng Thiên Quang. Đến những năm 2000 mái che bia đá mới được xây dựng.

Tòa Đại Bái Đường ở khu điện thờ của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho.


Gian chính của Đại Bái Đường nhìn từ bên ngoài.

Các viên quan đứng trước Đại Bái Đường.

Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một khu di tích đặc biệt của thủ đô Hà Nội, được bao quanh bởi những viên gạch vồ cỡ lớn. Tổng thể công trình ẩn hiện dưới những vòm cây toát lên một không khí thâm nghiêm cổ kính và rất đỗi huyền bí.


Bên trong tòa Đại Bái Đường. Phía sau công trình này là tòa Thượng Điện.

Giá trị thẩm mỹ của kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ được tạo bởi không gian kiến trúc đột phá mà hơn nữa là một công trình kiến trúc vĩnh cửu trước thời gian. Đó là một hệ thống văn hóa tinh thần bao quanh kiến trúc, là sự kết hợp trọn vẹn của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

Theo Redsvn

Nguồn: https://quehuong.net/lich-su/van-mieu-quoc-tu-giam-nam-1920.html

Nhận xét