Chất liệu giấy dó bồi điệp, khung compoxit màu nâu vân gỗ.
Bức tranh Thầy đồ cóc thuộc dòng tranh dân gian làng Đông Hồ. Vào phiên chợ tết các bà mẹ Việt Nam thường mua cho con bức tranh này với hy vọng con mình xẽ chăm chỉ học hành, ngày một thông minh sáng lán
Trong bức tranh là cả một thế giới của cóc, nhái, ễnh ương rất nhộn nhịp trong lớp học với một thầy ếch lớn ngồi chễm chệ trên chiếc sập đang dạy học. Hình tượng sinh vật, nhưng chúng lại có hành động nhân cách hóa như người. Trên bức tranh có dòng chữ “Lão Oa độc giảng”. Tức là ông Ếch một mình giảng dạy (Oa có thể dịch là “ếch”, nhưng trong dân gian vẫn gọi tranh này là “Thầy đồ Cóc”, chữ “độc” trong tranh dịch là đọc, nhưng cũng đồng âm với “độc” là cô độc, một mình).
Hình tượng con cóc đã tồn tại và phổ biến từ rất lâu trong nền văn hiến Lạc Việt. Đối với những nhà nghiên cứu hoặc những ai đã từng nhìn thấy những chiếc trống đồng, thạp đồng Lạc Việt chắc không quên hình ảnh con cóc trên những vật thể này. Cóc đã từng oai vệ với vai trò là “cậu ông trời” trong các câu chuyện dân gian Việt Nam, Nhưng trong bức tranh dân gian này, cóc chỉ khiêm tốn làm một ông giáo già ngồi dạy học.
Từ xưa sự học đã được ông cha ta coi như cái gốc. Việc học được thể hiện qua chùm tranh Đông Hồ như: Thầy đồ cóc, hiếu học, anh bế em học… trong đó bức tranh Hiếu học thực sự là một tiêu điểm.
Dân tộc Việt Nam cần cù và hiếu học. Thể hiện qua truyền thống từ xưa. Được tái hiện cô đọng trên hình ảnh cậu bé trăn trâu đọc sách. Gần gũi, bình dị, mộc mạc rất đời thường và hiện thực. Trên tranh đề 3 chữ: Như quải giác ( sừng trâu treo sách đi học). Trên cuốn sách cậu bé ghi đôi dòng chữ: Hoành ngưu bối, tín khẩu suy ( Sách để ngang lưng trâu, miệng huýt sáo học bài)
Thế mới thấy ông cha ta xưa không chỉ giỏi trong bố cục tranh vẽ mà còn sâu sắc trong đề chữ trên tranh.
Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc. Vậy tranh đông hồ thì sao? Vừa có đề chữ, bản thân là tranh, được bản khắc gỗ in ra. Quả thật là nhất trong các thú chơi.
Bức hiếu học lại càng hay ở các điểm ấy, tranh Đông Hồ càng tuyệt diệu hơn các nét cổ xưa.