Làm nghệ thuật là cả một hành trình dài, để sống được với nó cũng phải bon chen, lăng xả hết mình mới tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp được công chúng đón nhận.
Trong nhiếp ảnh cũng vậy, để có một bức ảnh đẹp nguyên thủy đòi hỏi người thợ ảnh phải dầy kinh nghiệm chụp hình, một quả đầu giàu ý tưởng, vốn sống phong phú và một tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.
Sau đây là những kiệt tác ảnh xuất chúng sẽ khiến bạn há hốc mồm không bao giờ khép luôn. Kéo chuột xuống xem nhé!
Nước nóng ném vào không khí thông thường không có gì đặc sắc, còn đối với vùng Nam Cực nhiệt độ lạnh âm chục độ C tung một ca nước sôi bỗng nhiên đông cứng lại và thành nghệ thuật ngay. Ơ! Hay hơ?!
Cho một quả bóng tennis ngậm nước và ném vào không gian, chẳng cần đi đâu ra khỏi Trái Đất bạn cũng có thể ngắm thiên hà do mình tạo ra rồi, lại còn không đụng hàng nữa chứ! Hay tập 2.
Chúng tôi cứ mải mê ngắm nhìn con đê hiện đại với những cột xay gió đều như đếm, bên cạnh là đường cao tốc hai làn xe đang lưu thông, vừa chạy vừa thư giãn nhẹ bởi cung đường phủ cỏ xanh cứ như sân vận động.
Nhật Bản thường đối mặt với thiên tai như động đất, núi lửa nên di chứng để lại vô cùng thảm khốc. Một góc nhỏ trong di chứng đó là ngôi làng nhỏ trên đỉnh núi mà bạn đang thấy, ngọn núi lửa cách đó không xa đã để lại tàn tro cho cuộc sống nơi này. Một màu xám ảm đạm buồn!
Thành phố New York là thủ đô và trung tâm kinh tế tài chính quan trọng của Mỹ. Hình ảnh chụp từ trên cao hiện rõ rệt một đại lộ chia hai lối sống. Một bên là các cao ốc đồ sộ chen chúc nhau, nhịp sống hối hả, tất bật.
Bên còn lại thì cây xanh phủ khắp nơi thay cho những căn nhà cao tầng, tuyến đường vòng ôm lấy bờ sông xanh. Có thể đây là ý đồ của chính phủ Hoa Kỳ rồi, sau khi làm việc mệt nhoài hoặc tranh thủ ít phút nghỉ trưa, người lao động cứ qua bên kia đường để về với thiên nhiên một lát.
Một đài thiên văn radio có một chiếc chảo vệ tinh đủ rộng để chứa cả một Mặt Trăng to đùng. À không, bạn đừng nhầm nhé! Đó chỉ là sự tình cờ khi Mặt Trăng đi lạc và bị máy ảnh chụp lại thôi.
Một giờ thảnh thơi chơi với mây trắng của chiếc xe xúc đất. Ai bảo chỉ có con người mới cần nghỉ ngơi chứ?!
Hàng triệu đóa baby blue rợn ngợp công viên ven biển Hitachi ở Ibaraki (Nhật Bản). Dường như loài hoa này đang muốn đọ sắc tới cùng với ông trời đây mà. Nếu phát ghiền bởi loài hoa màu đại dương thì bạn hãy đến xứ sở hoa anh đào vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 để bơi trong biển bông nhé!
Cánh rừng Abernethy (Scotland) chưa từng bị lãng quên đâu nhé! Chẳng qua là lũ nhện vẫn miệt mài dệt tơ lên các bụi cỏ thôi. Siêng quá cơ!
Thay vì tắm nắng trên bãi cát vàng ở bờ biển thì ta đổi gu vùi mình trong tuyết, ai đi ngang thấy cây dù rực rỡ thì vui lòng né dùm nhá!
Trong Photoshop, muốn làm ba cái cọng sấm sét này dễ vô cùng, chỉ cần download brus loại sét bạn cần thôi, thêm khói cuộn mịt mù nữa là có ngay quả ảnh ngon vật vã rồi. Nhưng không, đây là ảnh núi lửa phun trào ở Iceland thiệt 100% đấy.
Một chú đại bàng dũng mãnh sải cánh rộng xé toang mặt hồ yên ả ở Canada.
Bãi biển nào đó ở Ý đang chia phe đội vàng và đội cam rất có trật tự, mỗi bên rất yên phận với “lãnh địa” của mình. Một tấm ảnh rất thích hợp để làm stock cho bạn nào tập tành đổi màu dù trong Photoshop.
Nhãn cầu trong vắt lộ màu đỏ tươi, những nốt sần trên da chú ếch bóng lưỡng ở Costa Rica. Ảnh đã đẹp như thế này rồi thì Photoshop chả là cái quái gì cả.
Khung cảnh lao động cần mẫn trên cây cầu Hồng Hà ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Dáng người nào người nấy bé xíu như những chú kiến chăm chỉ tha thức ăn về tổ vậy.
Những con mực tỏa sáng trong hồ Hontaru (Nhật Bản). Giữa trời đêm, ánh sáng xanh trở nên lung linh, huyền ảo nhưng cũng cảm thấy đói bụng khi nghĩ đến món “mực hấp gừng chấm muối tiêu chanh”. Ực ực!!!
Những gốc cây cằn cỗi ở sa mạc Deadvlei (tên gọi khác là “đầm lầy chết”) ở Namibia. Chàng Beth và các bạn của mình cho biết đây là lúc tối trời, trăng rất sáng dư sức thấy cả đồi cát xa. Giữa tấm hình và xung quanh đó lác đác cây gai lạc đà. Chúng đã bị chết gốc từ đời nảo đời nao nhưng không mục rửa gì vì thời tiết khô hạn ở đây.
Không biết có sự sắp đặt của nhiếp ảnh gia không mà mấy con hồng hạc tự nhiên xếp hàng thành một con hạc khổng lồ. Hình ảnh được ghi lại bởi một photographer ở National Geographic.
Hồ Natron ở Tanzania, một đất nước phía đông châu Phi. Sự xuất hiện đặc nghẹt của các sắc đỏ như máu là do địa thế và các vi sinh trong hồ.
Hồ này vốn dĩ cạn, sâu tầm 3 m, mực nước lại dễ bốc hơi khiến các loại muối khoáng trong hồ (đặc biệt là natricacbonat) tập trung dưới đáy, lúc này bụi bặm cũng dày lên. Khi nước bốc hơi vào mùa khô, các vi sinh vật thích muối tăng cường phát triển, nó hình thành nên sắc tố đỏ, cam mà bạn đang thấy.
Một khu rừng có màu xanh bất tận và cô gái đang thả hồn trôi giữa thiên nhiên nước Nga. Một bức tranh sơn thủy hữu tình thì cớ gì phải động vào Photoshop nhỉ?
Cánh đồng hạt cải đụn lớn đụn nhỏ ở Luoping (Trung Hoa). Ánh nắng chan hòa khắp cánh đồng làm bật lên màu xanh tự nhiên vốn có chứ không hề có phần mềm xử lý ảnh nào phù phép đâu nhé!
Những khối cát biển cao như núi ở sa mạc Namib (nước Namiabia). Gió thổi tạo nên những gợn sóng, trông như cánh buồm đang giăng ngoài khơi xa.
Quận Westerdok, thủ đô Amsterdam (Hà Lan). Giữa hai bên các nhà cao tầng là dòng sông đủ nhỏ để chứa vài trăm chiếc tàu thuyền cập bến. Bạn có nhìn thấy điều gì đặc biệt không? Các phương tiện di chuyển trên biển xếp hàng trật tự như trong gara đậu xe vậy, đã thế còn phân chia lãnh thổ cho các chiếc ghe nhỏ nữa. Cho nên Photoshop chả là cái quái gì trong tấm ảnh cực đẹp này.
Beehive, một ý tưởng cho nhà ở tạm thời kiểu tổ ong được thiết kế bởi Wolfgang Buttress, triển lãm tại Milan Expo 2015. Chiếc máy bay nằm ngay chính giữa một cách tình cờ. Không biết người phi công đang điều khiển con chim sắt đó có hay biết sự tình kia không nhở?
Bạn có nghĩ: “Chà! Hình này đích thị là xử lý ảnh bằng phần mềm rồi, chứ cây cối, cỏ gì xám ngắt vậy.” Nhưng Photoshop ở đây không có nghĩa lý gì cả, vì toàn khu rừng này bị bà chúa tuyết hô biến đóng băng ngủ 100 năm luôn rồi.
Rùa và bướm tưởng chừng như chả có quái gì gọi bạn bè trong các mẫu truyện cổ tích, nhưng tấm ảnh này là bằng cớ xác đáng nhất cho tình bằng hữu thân thương.
Một chú chó Alaska lững thững đi trong nước, bóng chú hiện ra trên làn nước xanh trong veo, bộ mặt buồn thảm coi thương ơi là thương. “Cuộc đời này không còn ý nghĩa gì nữa rồi, cô chủ đã đuổi mình ra khỏi nhà vì tội lấy khúc xương mang cho cô bạn bốn chân hàng xóm”, bạn cẩu nức nở.
Làng nghỉ gần tỉnh Arkhangelsk, thuộc liên bang Tây Bắc nước Nga. Lúc này cả làng chìm trong tuyết trắng, mọi sinh hoạt dường như rất hạn chế, nhưng không khí không có vẻ gì là lạnh lẽo nhờ các ngôi nhà rực rỡ sắc màu, hoa hòe hoa sói nổi cả mấy góc trời.
Chú nhện non phải lòng một lỗ thủng của chiếc lá, cơ hội tốt để giăng tơ bắt mồi rồi đây!
Đàn chim cất cánh bay tạo ra cơn lốc xoáy tựa hồ như hiện tượng vòi rồng. Biết đâu ai đó sẽ hết hồn trước và bất ngờ sau khi hiểu ra vấn đề.
Cuộc xâm lăng của binh đoàn ngoài Trái Đất có phải không ta? Ảnh chụp phơi sáng ở Charlotte (Mỹ). Chụp các tia sáng là một điều thú vị trong nhiếp ảnh, và để ánh sáng được kéo dài không bị đứt đoạn phải có kỹ thuật khép khẩu ở một mức nhất định và chọn tốc độ cửa trập thấp. Shoot ảnh có rực rỡ không nhờ vào giai đoạn này đây.
Chiếc trực thăng bay ngang qua thác nước Yosemite ở Mỹ. Xác định phương tiện vận chuyển trên không đã rơi vào vị trí đẹp của khung hình, nhiếp ảnh gia chưa rõ tên tuổi nào đó đã dứt điểm một quả ảnh tuyệt mỹ ở phút thứ 89.
Anh đại bàng đầu tóc dựng đứng, mỏ nhọn, mình đen ở xứ Hoa Kỳ có thể đang lăm le anh bạn phó nháy: “Chụp xấu là anh mổ nha cưng!” Kết quả là một tác phẩm cũng đặc sắc và ấn tượng khó phai lắm đó chớ!
“Đàn kêu tích tịch tình tang
Ai đem công chúa lên hang mà về”
Nhìn nàng tắc kè mà hồi ức về truyện Thạch Sanh – Lý Thông bà kể ngày xưa tràn về không thôi. Đoạn Công Chúa bị mãng xà nhốt dưới hang sâu và gảy đàn tỳ bà buồn thê thảm.
Để có được tác phẩm hết sức ngộ nghĩnh này, nhiếp ảnh gia Aditya Permana theo dõi con tắc kè ở Yogyakarta (Indonesia) hàng giờ liền, đến khi nó quen thuộc với sự có mặt của anh rồi thì có một sự sắp xếp nhẹ. Kết quả cuối cùng là nàng tắc kè đang phiêu cùng chiếc đàn lá. Dễ thương quá đi mất!
Chim hoàng tước hay tên gọi khác là hồng y giáo chủ. Chúng mang bộ lông màu đỏ thắm, thân hình size S nhỏ nhắn, xinh xinh, dài chừng 21-23 cm. Nàng đang đậu trên một nhánh cây mảnh và thủ thỉ chuyện trò với anh bạn chim giấu mặt nào đó.
Để có một tác phẩm đẹp về hiện tượng trong thiên nhiên thì vòi rồng có xuất hiện cũng không có nghĩa lý gì với các tay photographer cả. Công nhận cột “khói xám” này cao cả ngàn trượng chứ chẳng chơi, xớ rớ lâu quá là cuốn lên cung đình gặp thiên hoàng luôn á.
Để nổi bật đoàn tàu lửa chở hàng đang đi qua giữa khung cảnh bạt ngàn cây thông, bạn sẽ dùng Photoshop để đổi các kênh màu xanh thành xám hết. Nhưng điều đó không cần thiết vì cảnh sắc nơi đây chỉ có xám và trắng hoàn toàn tự nhiên, tiết trời đã sang đông nên bỗng nhiên vô sắc trước các vật thể ở nơi khác đến.
Hồ Mari El ở Nga, bên trên mặt chất lỏng không màu, không mùi, không vị là mùa đông rét buốt, nhưng phía dưới nước, mọi thứ vẫn xanh tươi như được chăm bón đàng hoàng.
Tự sướng với sao chổi khi một phi hành gia không biết mặt đặt tên nào đó đang lú đầu ra khỏi tàu vũ trụ.
Cuộc gặp gỡ như duyên tiền định của hai mùa thu và đông ở Colorado (Mỹ). Chỉ cần bơi qua con sông kia là nếm được mùa bạn thích rồi.
Cô dâu chú rể cá đang làm lễ thành thân ở Mahabalipuram (Ấn Độ). Thế mới biết không phải chỉ có con người mới được cưới nha, loài sinh vật có vây sống dưới nước cũng cần một nghi lễ đánh dấu cột mốc cuộc đời mình chớ!
Loài hạc cũng biết chơi nhạc dance. Không phải một con mà là cả bầy đàn luôn, lễ hội giữa mùa đông để làm nóng người lên thế này cũng vui đấy nhỉ?
Một góc Vịnh San Francisco (Mỹ). Cây cầu cổng vàng (Golden gate) ngập tràn trong vùng mây lớn, cảnh tượng này tưởng như chốn bồng lai tiên cảnh trên thiên đình trong truyện cổ tích. Cực kỳ đẹp luôn!
Lại là một sự tái hợp giữa hai mùa nữa: Thu và Đông ở Miklukhin (Nga). Trong một khoảng sân nhỏ thế này mà có thể diễn ra hai mùa thì có thể qua sự sắp đặt của vị nhiếp ảnh gia nào đó rồi.
Đỉnh cao của nghệ thuật trang điểm là đây, đến lễ hội hóa trang hay trên sàn catwalk bạn có thể áp dụng kiểu make-up đính hạt kim sa và sao biển như vầy. Dặm thêm phấn, kim tuyến, mascara đỏ nữa, wow ấn tượng vô đối luôn ý.
Chà chà, đừng tưởng có Photoshop là có thể tạo ra bức hình vi diệu như này, nó chả có nghĩa lý khỉ gì đâu. Thật khó để xử lý một bức hình có người đàn ông chiếu đèn pin xuống mặt băng bị rạn, vì nó sẽ không tự nhiên khi dùng công cụ xử lý ảnh. Mùa đông lạnh đến nỗi toàn mặt hồ nước bị đông cứng, và để có tác phẩm nghệ thuật tỏa sáng cũng phải dùng mưu mẹo tuyệt vời mới được.
Ở Greenland có bộ môn thể thao rất vui dành riêng cho loài cẩu là “chó kéo xe trượt tuyết”. Bạn sẽ được loài thú bốn chân này kéo băng băng trên những dòng sông, hoặc biển bị đông đá. Cảm giác rất phiêu diêu đó mấy tình yêu ơi!!!
Chú ý! chú ý! Đằng sau hai ngọn tháp không phải là những con sóng khổng lồ đang phun ầm ầm đâu nhá. Đó là các vách núi màu đại dương ý, Photoshop còn không có khả năng tạo ảo giác hay một cách kỳ lạ như vậy đâu.
Cụ già đang ngủ khò khò trước sự chứng kiến của ông Trăng. Bạn đang tự hỏi: “Ơ! Cụ già ở mô?” Nếu để ý kỹ sẽ thấy ngay đám mây trắng hình ông lão kìa. Một sản phẩm nhiếp ảnh thiệt là đậm chất thơ trữ tình quá đi thôi!
Phần mềm chỉnh sửa ảnh Photoshop có thể đem con tôm này lên tới Mặt Trăng trong vòng một nốt nhạc. Tuy nhiên, một tin mừng đó là Photoshop chả là cái quái gì với tác phẩm hình cực đẹp này, vì sao ư? Chú tôm càng xanh này may mắn còn sót lại trong thùng nước. Chỗ nằm của chúng ngẫu nhiên lọt vào ống kính nhiếp ảnh nên lầm tưởng chú bị đá ra khỏi Trái Đất không à.
Sau đây là một video có những hình ảnh về những hoạt động rất ngộ nghĩnh của động vật, bao không Photoshop luôn!
Nếu bạn nào có niềm đam mê nhiếp ảnh thì vừa ngâm cứu, vừa tham khảo các bức ảnh đẹp tự nhiên như thế này sẽ tăng level chụp ảnh lên ngay. Hình ảnh đẹp hết sức như vầy tại sao không nhanh tay chia sẻ bài viết chứ?