– Chất liệu in mực dầu cao cấp, độ bền màu trên 50 năm.
hình ảnh được phủ lụa chống trầy và bụi + formex.
-Tấm formex có trọng lượng nhẹ, không thấm nước, không độc hại
-Tấm formex có tính dẫn nhiệt thấp, cách nhiệt tốt, cách âm tốt
-Tấm formex có thể chống lại sự ăn của mòn hóa học, chịu được tác động của thời tiết.
-Tấm formex có độ dai bền, chịu được tác động mạnh.
– Lồng khung combosit cao cấp
– Giao hàng tận nhà miển phí Toàn Quốc
– thanh toán khi nhận hàng.
*Đặt sản phẩm từ 3 đến 5 ngày
Tấm ảnh “Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê 1950” và cuộc đời của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Năng An
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Năng An sinh ngày 15/5/1916 tại thành phố Nam Định. Năm 20 tuổi, ông rời quê hương vào Sài Gòn với hai bàn tay trắng. Khởi đầu, ông xin làm việc và học nghề tại Studio Géo Thơm. Năm 1937, ông cùng một số đồng nghiệp vận động thành lập Hội Điện ảnh An Nam, thu hút đông đảo sự tham gia, ủng hộ của các ngôi sao thời đó như Năm Phi, Phùng Há, Ái Liên, Năm Châu…
Với tài năng bẩm sinh cùng với sự cố gắng nỗ lực, Vũ Năng An đã được chấp nhận xuống tàu Aramis (chạy tuyến Pháp – Nhật – Việt Nam) làm thợ ảnh. Ông trở về quê hương vào những năm 40 thế kỷ XX.
Cố nghệ sĩ Vũ Năng An. |
Mùa Thu cách mạng năm 1945, Vũ Năng An may mắn được tham gia vào cuộc mít tinh của nhân dân Thủ đô tại quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội. Nói về sự kiện này, ông kể: “Hôm ấy, ngày 16/8/1945, một người bạn đến nhà chơi, trong câu chuyện anh ấy có gợi ý “ngày mai An nên đi chụp các phố phường ở Hà Nội, sẽ có nhiều thú vị đấy”. Hôm sau, ông mang máy ra Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. “Chứng kiến cuộc mít tinh lớn ở đó, tôi linh cảm thấy đang có một điều gì đấy rất hệ trọng sắp xảy ra. Tôi bấm máy quang cảnh cuộc mít tinh ấy. Không khí ở Hà Nội những ngày này khác lạ lắm, nó sục sôi, nhiệt huyết, người dân thì háo hức, khí thế… Tôi sục sạo đi chụp mọi diễn biến xảy ra ở các điểm nóng của Hà Nội” – ông nhớ lại.
Tới ngày hôm sau 19/8, không khí cách mạng đã lên đến đỉnh điểm. Ngay từ tinh mơ, hàng chục vạn người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường đổ về Nhà hát Lớn. Khoảng 10 giờ 30 sáng, tại cuộc mít tinh lớn chưa từng có ấy, cuộc Tổng khởi nghĩa bắt đầu. Biển người rùng rùng tỏa đi các ngả chiếm những cơ quan quan trọng của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, trại Bảo An binh… Một đoàn người kéo đến Bắc Bộ phủ, ào vào chiếm giữ, buộc chính phủ của Trần Trọng Kim đầu hàng vô điều kiện…
Ý thức đang có những sự kiện hệ trọng xảy ra, Vũ Năng An đã liên tục bấm máy ảnh ghi lại được nhiều hình ảnh trong những ngày này. Sau này, ông mới biết các sự kiện tôi đang giữ trong chiếc máy ảnh là cuộc Cách mạng Tháng Tám do Đảng lãnh đạo.
Một cuộc Tổng khởi nghĩa đặt dấu chấm hết cho hơn một trăm năm đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Cũng sau này ông mới biết người bạn Trần Huy Liệu gợi ý tôi đi chụp, chính là một trong những nhà cách mạng nổi tiếng.
Sau ngày Quốc khánh 2/9/1945, Vũ Năng An cùng 32 chủ hiệu ảnh của Hà Nội đã thống nhất cử 6 người có tay nghề cao và nhiệt tình cách mạng tới Phủ Chủ tịch xin phép chụp ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh để tuyên truyền cho cả nước. Ông đã chụp được hai bức ảnh, trong đó có một bức được họa sĩ Tô Ngọc Vân bình luận: “Tôi thích bức ảnh nhìn nghiêng… vì nó mang vẻ thanh thản, ánh sáng và bố cục giản dị hơn. Nó gần gũi với phong thái của Cụ”.
Năm 1947, ông rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc và phụ trách Ban Nhiếp ảnh tại Văn phòng Bộ Tổng Tư lệnh và Cục Tuyên huấn/ Tổng cục Chính trị.
Tấm ảnh “Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê 1950” của nghệ sĩ Vũ Năng An – Ảnh Tư liệu Bảo tàng LSQS Việt Nam. |
Năm 1950, Vũ Năng An được phân công làm phóng viên ảnh của Bộ Tư lệnh mặt trận chiến dịch Biên Giới. Được theo Bác lên trạm tiền tiêu, Vũ Năng An đã dùng máy ảnh Rolleiflex, cỡ phim 6x6cm ghi lại cảnh Bác ngồi trên mỏm đá ở đỉnh núi Báo Đông, xã Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng để quan sát cứ điểm Đông Khê. Bức ảnh “Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê 1950” đã làm nên tên tuổi của nhiếp ảnh gia Vũ Năng An. Bức ảnh đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam và lịch sử thế giới. Ông đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt đầu tiên năm 1996. Hiện nay, phần lớn số phim của ông được lưu trữ tại các bảo tàng và cơ quan ảnh, trong đó, phim “Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê 1950” đang được lưu giữ và phát huy giá trị tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Ngoài mảng ảnh thành công về đề tài Bác Hồ, Vũ Năng An còn rất nhiều bức ảnh đi vào lịch sử như: “Đánh chiếm Phủ Khâm sai”; “Mít tinh Tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát Lớn, 19/8/1945”; “Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra mắt nhân dân”; “Quốc hội họp lần đầu tiên”… Trong giới nghệ thuật nhiếp ảnh, ông được tôn vinh là một nghệ sĩ tài năng, luôn chớp được những khoảnh khắc thần kỳ của nhân vật và sự kiện.
Cuối năm 1954, ông chuyển sang hoạt động điện ảnh. Ông theo đoàn làm phim nước ngoài của đạo diễn Rô-man Ka-men làm bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi”; cùng hợp tác với nữ đạo diễn Ba Lan Hê-lê-na Lê-man-xca thực hiện bộ phim “Cây tre Việt Nam”.
Năm 1960, ông làm Chủ nhiệm phim “Lửa trung tuyến”. Sau đó, ông được cử làm Phó Giám đốc Xưởng phim truyện Việt Nam. Từ năm 1972 đến 1979, ông làm Giám đốc Xưởng phim truyện Việt Nam. Trong thời gian này, nhiều bộ phim đã được ra đời như “Cải cách ruộng đất”, “Những bức thư gửi từ Việt Nam”, “Sài Gòn tháng 5/1975”; “Tháng 5 – những gương mặt”; “Qua cầu Công lý”; “Gặp đảo tự do”… Trong đó, bộ phim “Thành phố lúc rạng đông” – bộ phim màu màn ảnh rộng đã được giải thưởng cao nhất tại Hội thi phim quốc tế Lai-xích (Cộng hòa dân chủ Đức). Ngoài ra, ông còn viết kịch bản, lời bình cho các bộ phim tài liệu, phim truyện như “Cho một ngày mai” của đạo diễn Long Vân.
Đêm 7/7/2004, nhiếp ảnh gia Vũ Năng An qua đời khi “Những gì thuộc về tôi, tôi đã làm xong rồi”./.