Cửu huyền thất tổ , liễng thờ sơn mài khảm trai -SM280

Giá: 5,990,000 VNĐ

Mã sản phẩm: SM280

Kích thước: 140*120 ghép 3 tấm cm

Tình trạng: Còn hàng

Chi tiết

Việc thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ là một chủ đề cần tìm hiểu trong Chuyên đề Nghi Lễ, tuy nhiên do chưa tìm thấy tài liệu hướng dẫn của Hội Thánh, nên trong kỳ nầy, được sự đồng ý của Hướng Dẫn Viên, Ban Điều Hợp có trích dẫn Biên sọan của Tác giả HT. Nguyễn văn Hồng – tự Đức Nguyên trong “Cao Đài Tự Điển” và “Quyển Bước Đầu Học Đạo” để quý Tham Dự Viên tùy nghi tham khảo.

Xin lưu ý là Bài Trích đăng nầy không phải là Bài Hướng Đẫn Giáo Lý mà chỉ là Tài liệu có giá trị tham khảo để tìm hiễu thêm về Thờ Cúng Cửu Huyền Thất Tổ.

Ngoài ra, nếu chư Vị nào có Tài liệu của Hội Thánh hướng đẫn về thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ, xin hoan hỉ gởi về cho Ban Thế Đạo (Ban điều Hợp CTGL) để làm Tài liệu nghiên cứu chung.

Xin thành thật cám ơn.

TÌM HIỂU VỀ CỬU HUYỀN THẤT TỔ

(Trích trong Cao Đài Tự Điển – Đức Nguyên)

* CỬU HUYỀN THẤT TỔ.

Cửu: Chín, thứ chín. Huyền: ý nói đời, thế hệ. Thất: bảy.

Thất Tổ là bảy ông Tổ của dòng họ nhà mình.

Thờ Cửu Huyền thì mình là cháu chín đời thờ Tổ Tiên chín đời trước của dòng họ nhà mình.

Tại sao chỉ thờ tới Thất Tổ mà không thờ tới Bát Tổ?
Tại sao không nói thờ Cửu Tổ mà nói thờ Cửu Huyền?

Nho giáo thời xưa qui định cách thờ Tổ Tiên có thứ bực từ dân cho đến vua như sau:

– Sĩ và thứ dân chỉ được thờ tới Nhứt Tổ (Ông Nội).

– Các quan Ðại Phu được thờ tới Tam Tổ.

– Các vua chư Hầu được thờ tới Ngũ Tổ.

– Hoàng Ðế (Thiên tử) thì thờ tới Thất Tổ.

Theo qui định nầy, chúng ta không được thờ tới Thất Tổ (vì thờ Thất Tổ chỉ dành cho Vua), nhưng muốn thờ Tổ Tiên những bực cao hơn nữa thì chúng ta nói là thờ Cửu Huyền, tránh dùng chữ Thất Tổ mà bị tội phạm thượng. Ðó là nói theo thời có Vua chúa thuở xưa.

Thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ là tỏ lòng kính trọng các bực tiền nhân Tổ tiên chúng ta trong buổi sanh tiền đã dày công giáo hóa, chỉ bảo công việc làm ăn, dạy bảo cử chỉ hành động sao cho được tốt đẹp, hợp đạo lý, để phát huy sự nghiệp của Tổ tiên và làm rạng rỡ Tổ tiên.

A- Giải thích Cửu Huyền Thất Tổ chung trong một hệ thống:

Sau đây là Bảng Hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ:

Theo Hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ nầy thì:

– Phụ thân (Cha) chưa được liệt vào hàng Thất Tổ, mà Ông Nội (Nội Tổ) mới được liệt vào hàng Thất Tổ.

– Từ Bản thân lên tới Ông Thỉ Tổ (Ông Sơ của Ông Sơ) là chín đời, cho nên mới gọi là thờ Cửu Huyền.

Bảng Hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ nầy rất đơn giản và giải thích dễ hiểu hơn tất cả.

B- Giải thích Cửu Huyền Thất Tổ theo hai Hệ thống riêng:

1)- Giải thích Thất Tổ theo bản đồ Thất Tổ miếu:

Theo Bản đồ Thất Tổ Miếu, sự giải thích về Thất Tổ có hơi khác: Cha (Phụ thân) được liệt vào hàng Thất Tổ.

Do đó, Bản đồ Thất Tổ miếu thờ bảy vị Tổ sau đây:

7- Thỉ Tổ (Tỷ Khảo)

:

Thất Tổ
6- Viễn Tổ (Tỷ Khảo)

:

Lục Tổ
5- Tiên Tổ (Tỷ Khảo)

:

Ngũ Tổ
4- Cao Tổ (Tỷ Khảo)

:

Tứ Tổ
3- Tằng Tổ (Tỷ Khảo)

:

Tam Tổ
2- Nội Tổ (Tỷ Khảo)

:

Nhị Tổ
1- Phụ thân (Tỷ Khảo)

:

Nhứt Tổ

(Trên Bản đồ Thất Tổ Miếu, hai chữ: Tỷ Khảo là Ông Bà đã chết)

2)- Giải thích Cửu Huyền theo Cửu Tộc:

Thờ Cửu Huyền là con cháu đời thứ chín thờ những vị Tổ thuộc chín đời trước mình, tính theo trực hệ.

Cách gọi tên trong Cửu Huyền lấy theo cách gọi tên trong Cửu Tộc thời nhà Hán bên Tàu: Lấy Bản thân làm gốc, lên trên bốn đời, xuống dưới bốn đời.

1- Cao Tổ

:

Ông Sơ.
2- Tằng Tổ

:

Ông Cố.
3- Tổ Phụ

:

Ông Nội.
4- Phụ

:

Cha.
5- Bản thân.
6- Tử

:

Con trai.
7- Tôn

:

Cháu nội.
8- Tằng tôn

:

Chắt (Cháu cố)
9- Huyền tôn

:

Chít hay Chút (Cháu sơ).

Như vậy, thờ Cửu Huyền, cúng lạy Cửu Huyền là cúng lạy cả con cháu của mình nữa hay sao?

Ðiều nầy có thể được giải thích bởi nhiều lẽ như sau:

1- Vấn đề đặt tên, danh từ: có Bản thân, có ông cha 4 đời trước, có con cháu 4 đời sau, là để gợi lên cho dễ hiểu, dễ phân định, trong đó gồm có người sống (Dương) và người chết (Âm). Gọi như thế để tượng trưng đủ cả Âm Dương.

2- Gọi như thế để chỉ 3 đời nối tiếp nhau (Tam thế):

– Ðời quá khứ là các Tổ Tiên

– Ðời hiện tại là mình

– Ðời tương lai là các con cháu của mình.

3- Gọi như thế để chỉ rằng có sự luân hồi chuyển kiếp trong dòng họ:

Có thể có những vị Tổ của các đời lâu xa trước, nay đầu thai trở lại trong dòng họ mình, làm con cháu mình để thực thi nhân quả; và chính mình đây cũng có thể là một vị Tổ đầu kiếp trở lại.

4- Gọi như thế để thể hiện sự vay trả:

Bản thân mình đứng giữa, vay lớp trên 4 đời, trả cho lớp dưới 4 đời. Cho nên, công đức hay tội lỗi của mình tạo ra trong kiếp sanh nầy có ảnh hưởng đến Tổ Tiên 4 đời trước mình, và cũng ảnh hưởng đến con cháu 4 đời sau mình.

Phước đức của mình tạo ra, cả Cửu Huyền đều thọ hưởng, tức là 4 đời Tổ có hưởng và con cháu 4 đời sau có hưởng.

Tội lỗi mình gây ra thì Tổ Tiên 4 đời trước mình phải chịu khổ tâm nơi cõi Thiêng liêng và nếu trong kiếp sanh nầy mình trả chưa hết, thì con cháu 4 đời sau mình phải gánh trả.

Ðức Chí Tôn có giáng cơ dạy về Cửu Huyền Thất Tổ trong bài Thánh Ngôn sau đây: (Theo Chí Thiện Phan Trung Chẩm, bài nầy do Chí Thiện Nguyễn văn Ninh cầu Ðức Chí Tôn tại Minh Thiện Ðàn, Phú Mỹ, Mỹ Tho)

LÂP BÀN THỜ CỬU HUYỀN THẤT TỔ

(Trích Quyển Bước Đầu Học Đạo – Tác giả: HT. Nguyễn văn Hồng)

Sau khi lập Thiên Bàn thờ Đức Chí Tôn rồi, gia chủ nên lập thêm Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ tại nhà  mình.

Thường thì Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thiết lập gần bên Thiên Bàn cho thuận tiện việc cúng kiếng.

Nếu trong nhà đã có sẵn Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ hay Bàn thờ Tổ Tiên rồi thì nên chỉnh đốn cho đúng theo khuôn mẫu của Đạo lập nên.

Ngoài ra, khi lập Thiên Bàn rồi thì những Bàn thờ nhỏ trước đây như: Bàn thờ Đức Quan Thánh, Bàn thờ Đức Quan Âm Bồ Tát, Bàn thờ Đức Mẹ Sanh v. v . thì nên dẹp hết, vì trên Thiên Bàn đã có thờ đủ các Đấng ấy rồi.

Chúng ta thờ Đức Chí Tôn vì Đức Chí Tôn là nguồn gốc Thiêng liêng của linh hồn của ta.

Chúng ta thờ Cửu Huyền Thất Tổ vì Cửu Huyền Thất Tổ là nguồn gốc phàm trần của xác thân ta.

Chúng ta hiện diện trong cõi đời hiện tại đây là do hai nguồn gốc đó, nên chúng ta phải phụng thờ đầy đủ.

Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ có viết chữ Cửu Huyền Thất Tổ bằng chữ Nho đại tự, 4 chữ thẳng đứng, hai bên có đôi liễn thờ.

Xin đề nghị đôi liễn sau đây, tùy nghi gia chủ sử dụng, hoặc đổi đôi liễn khác. (Đôi liễn nầy tại Bùi Phủ Từ).

Đôi liễn:  

– Sùng đức Cửu Huyền ân thượng trọng,

– Tôn công Thất Tổ nghĩa cao thâm.

Nghĩa là:

– Kính cái đức độ của Cửu Huyền, ơn cao trọng,

– Tôn cái công nghiệp của Thất Tổ, nghĩa cao sâu.

Cách chưng bày các món trên Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ, lấy theo mẫu Bàn thờ PHƯỚC LỘC THỌ (thờ ông bà chung) nơi hậu điện Báo Ân Từ:

Thiết trí trên Bàn Thờ

CỬU HUYỀN THẤT TỔ

1- Đèn vọng.

2- Dĩa trái cây.

3- Bình bông.

4- Chung nước trà.

5- Ly rượu.

6 & 7- Cặp đèn nghi.

8- Lư hương (cắm 3 cây hương).

Thờ cúng Cửu Huyền, ý nghĩa: mình là cháu 9 đời, thờ các bậc Tổ Tiên 9 đời trước mình.

Thờ Cửu Huyền Thất Tổ là để tỏ lòng kính trọng Tổ Tiên mà trong buổi sanh tiền đã dày công giáo hóa, chỉ dẫn công việc làm ăn, dạy bảo cử chỉ hành động sao cho tốt đẹp, hợp đạo đức, để phát huy sự nghiệp làm rạng rỡ Tổ Tiên.

Sau đây là bảng giải thích Hệ thống Cửu Huyền (9 đời) và Thất Tổ (7 vị Tổ) của dòng họ:

Hệ thống Cửu Huyền:

Sản phẩm cùng danh mục

Nhận xét