Từ xưa sự học đã được ông cha ta coi như cái gốc. Việc học được thể hiện qua chùm tranh Đông Hồ như: Thầy đồ cóc, hiếu học, anh bế em học… trong đó bức tranh Hiếu học thực sự là một tiêu điểm.
Dân tộc Việt Nam cần cù và hiếu học. Thể hiện qua truyền thống từ xưa. Được tái hiện cô đọng trên hình ảnh cậu bé trăn trâu đọc sách. Gần gũi, bình dị, mộc mạc rất đời thường và hiện thực. Trên tranh đề 3 chữ: Như quải giác ( sừng trâu treo sách đi học). Trên cuốn sách cậu bé ghi đôi dòng chữ: Hoành ngưu bối, tín khẩu suy ( Sách để ngang lưng trâu, miệng huýt sáo học bài)
Thế mới thấy ông cha ta xưa không chỉ giỏi trong bố cục tranh vẽ mà còn sâu sắc trong đề chữ trên tranh.
Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc. Vậy tranh đông hồ thì sao? Vừa có đề chữ, bản thân là tranh, được bản khắc gỗ in ra. Quả thật là nhất trong các thú chơi.
Bức hiếu học lại càng hay ở các điểm ấy, tranh Đông Hồ càng tuyệt diệu hơn các nét cổ xưa.