Tranh Đông Hồ ,Tam Dương Khai Thái -TDH45

Giá: 300.000 VNĐ

Mã sản phẩm: TDH45

Kích thước: 36*46 cm

Tình trạng: Còn hàng

Chi tiết

Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam – Phần I – 5 [Thứ hai, 26-9-2011]

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương – Nhà xuất bản văn hóa thông tin

 

Tam Dương khai thái

Gà gáy khi mặt trời mọc, lý đương nhiên là như vậy. Nhưng tựa của bức tranh lại là “Tam Dương khai thái”. Với tựa đề này, tự nó đã thể hiện tính minh triết Đông phương trong chủ đề của bức tranh. Nhưng nếu chỉ dừng ở đây, thì bức tranh này cũng chỉ có thể coi là sự diễn tả đơn giản rằng: với độ số Dương 3 là tượng quẻ Chấn – phương Đông – nơi mặt trời mọc; có ý nghĩa chúc lành cho một ngày mới, hoặc một vận hội mới. Hoặc có thể hiểu rằng: tam Dương là tượng quái Càn (), đây là quái đứng đầu trong bát quái có ý nghĩa thể hiện cho sự hanh thông, tiến triển. Nhưng nếu như vậy, người vẽ chỉ cần thể hiện một trong hai con gà cũng đủ nghĩa. Vì con gà trong trường hợp này chỉ là sự minh họa cho chủ đề trên. Ở đây lại có 2 con tương đối giống nhau. Chứng tỏ người vẽ phải gửi gấm một ý tưởng trong hình tượng này. Trước khi mạn phép giải mã bức tranh, người viết xin được trình bày một hiện tượng trong kinh Dịch như sau:
Trong 64 quẻ dịch thuộc Hậu thiên Bát quái chỉ có một quẻ có tên là “Địa Thiên Thái” có ký hiệu như sau:
Trong quẻ này có 3 vạch liền ( ), đó là 3 hào thuộc Dương gọi là quái Càn và 3 vạch đứt ( là ba hào thuộc Âm gọi là quái Khôn. Tên bức tranh “Tam dương khai thái” đã nói đến ba hào Dương này, còn 3 hào Âm ở đâu? Chúng ta bắt đầu từ biểu tượng mặt trời. Biểu tượng mặt trời cho thấy toàn bộ bức tranh này thuộc về hành Hỏa. Trong kinh Dịch cũng nói quẻ Ly thuộc phương Nam, hành Hỏa và là biểu tượng của mặt trời. Thuyết quái viết: “Ly vi Hỏa, vi Nhật…”. Bây giờ chúng ta trở lại với đồ hình Hậu thiên bát quái. Trong bản văn cổ chữ Hán cho rằng Hậu thiên Bát quái do vua Chu Văn Vương tạo ra căn cứ trên đồ hình Lạc thư.
Hậu thiên Bát  Quái
liên hệ với Lạc thư theo cổ thư chữ Hán
Về vấn đề này, người viết đã có dịp chứng minh với bạn đọc, tính không hợp lý của đồ hình Hậu thiên Bát quái trong bản văn cổ chữ Hán và phải đổi vị trí của hai quẻ Tốn và Khôn. Đồng thời, sau khi đã đổi chỗ hai quẻ Tốn và Khôn, đồ hình Hà đồ chính là căn nguyên của Hậu thiên bát quái (*).* Chú thích: Xin xem “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”. Nxb VHTT 2002 tái bản có sửa chữa.
Đồ hình Hà đồ và Hậu thiên Bát quái nguyên thủy
Qua đồ hình trên, bạn đọc sẽ nhận thấy rằng: Quẻ Ly nằm ở vị trí Dương Hỏa phù hợp với vị trí của nó mà Thuyết quái đề cập đến (“Ly vi Hỏa, vi Nhật…”). Đồng thời quẻ Khôn nằm ở vị trí Âm Hỏa, độ số là 2. Nếu đặt vấn đề là: Trong trường hợp Hậu thiên Bát quái liên hệ với Lạc thư, như cổ thư chữ Hán nói đến, thì quái Khôn vẫn nằm ở vị trí Âm Hỏa độ số 2. Điều này đúng như vậy; và đây cũng chính là sợi tóc cản trở góp phần tạo nên sự bí ẩn trải hàng thiên niên kỷ cho cuốn kỳ thư Đông phương này – khi nó đã thiếu khuyết hẳn một hệ thống lý thuyết cho nó – khiến rất khó phát hiện ra sự sai lệch của nó qua phương pháp ứng dụng. Do độ số (2) và tính chất (Âm Hỏa) không đổi, nó chỉ sai lệch khi ứng dụng trong sự vận động liên quan đến phương vị của quái Khôn. Sự thay đổi phương vị của quái Tốn & Khôn là một trong những sự thay đổi có tính căn để trong thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái. Đó cũng là sự thay đổi hợp lý nhất có khả năng lý giải mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó (*). Trong trường hợp này là sự hợp lý với hình tượng được thể hiện trong bức tranh dân dã Lạc Việt nói trên: Mặt trời biểu tượng của quái Ly thuộc Hỏa, lại là một bộ phận của chính con gà được cách điệu thành hình mặt trời. Do đó, nó phải liên quan và cùng hành Hỏa của quái Ly. Trong khi đó, nếu theo cổ thư chữ Hán thì mặc dù số của quái Khôn ( ) cũng có độ số 2 và thuộc Âm Hỏa; nhưng lại liên quan và đồng hành với quái Đoài thuộc Kim (trong hành Hỏa trên Lạc thư). Như vậy, bức tranh này chính là biểu tượng của quẻ Địa Thiên Thái và cho biết quái Khôn phải cùng hành với quái Ly thuộc Hỏa, được biểu tượng bằng 2 con gà quay mặt vào nhau (đối xứng âm dương) có mặt trời phía sau.
Điều này chỉ có thể thực hiện được khi Hậu thiên Bát quái đổi chỗ hai quái Tốn & Khôn và liên hệ với Hà đồ. Trong trường hợp này, câu “Tam Dương khai thái” có thể giải thích là: bắt đầu từ ba hào dương ( ) hãy tìm vị trí của quái Khôn () trở thành quẻ “Địa Thiên Thái” là một quẻ cho vận hạn tốt của vũ trụ. Đây cũng chính là nội dung sâu xa của bức tranh này.* Chú thích: Xin xem “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”. Nxb VHTT 2002 tái bản có sửa chữa.

 

Sản phẩm cùng danh mục

Nhận xét