CHẤT LIỆU TRANH VẼ MỰC NƯỚC TRÊN GIẤY DÓ,GIẤY BỒI VIỀN TRANH BẰNG VẢI GẤM,CHẤT LIỆU KHUNG TRANH MÀU VÂN GỖ CỔ ĐIỂN SANG TRỌNG KHÔNG CONG VÊNH MỐI MỌT BỀN ĐẸP VỚI THỜI GIAN.
TRANH ĐÃ ĐƯỢC LỒNG KHUNG,KÍNH TRẮNG NHƯ HÌNH ẢNH MẪU.
Tranh thủy mặc hay tranh thủy mạc, là một loại hình hội họa khởi nguồn từ Trung Quốc. Thủy (水) là nước. Mặc (墨) là mực. Tranh thủy mặc được vẽ bằng mực nước, hay còn gọi là mực tàu trên giấy hoặc lụa. Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa. Các chủ đề chính trong tranh thường là cây cối, hoa, phong cảnh, chim thú, người… và thường kèm theo thơ chữ Hán. đó là một phong cách cổ điển của người phương Đông. và học mang theo một tâm trạng buồn bã ưu tư hay sâu lắng về một cuộc đời, một phong cách sống trong mỗi chế độ khác nhau.
Ý NGHĨA TRANH THỦY MẶC
Vây, Tranh thủy mặc là gì?
Như các bạn đã biết, tranh thủy mặc hay tranh thủy mạc là một loại hình hội họa có khởi nguồn từ Trung Quốc – xuất hiện từ thời Chiến Quốc và phát riển rộng vào đời Hán với tích truyện huyền thoại rồi đạt đỉnh cao vào đời Đường – Tống. Đúng như tên gọi của nó: Thủy là nước, mặc là mực; Tranh thủy mặc được vẽ bằng mực nước hay còn gọi là mực tàu, hiểu chi tiết hơn thì là dùng mực hòa với nước theo một tỷ lệ nhất định để vẽ ra. Chất liệu để vẽ tranh cũng vô cùng đặc biệt, thường là giấy xuyên chỉ hoặc lụa.
Đề tài phản ánh xoay quanh nhân vật cung đình đặc biệt là đi sâu vào thể loại tranh sơn thủy, hoa điểu. Các triều vua đời Nguyên, Minh , Thanh đều kế thừa và phát triển tranh thủy mặc của đời Đường, đời Tống với hai lỗi vẽ : công bút (Tỉa từng tiểu tiết bằng nét bút tinh nhọn) và tả ý ( phóng bút tung hoành) kết hợp linh diệu gây mỹ cảm khoáng đạt mà sâu sắc. Cách vẽ này đậm sắc thái Trung Hoa, sau được đề cao gọi là quốc họa.
Không như phong cách nghệ thuật phương Tây, cảnh trí hiện lên trong các bức tranh thủy mặc không chỉ hiện hình trong con mắt mà còn hiện hình cho cái sáng tạo. Ngòi mực của hoa gia thủy mặc lột tả đến tận cùng tư tưởng, lối sống, quan điểm nhân sinh và cả nét suy tư của con người trước tạo hóa. Người nghệ sĩ Trung Hoa, coi tâm hồn của một người là tâm hồn của trời đất. Cái lý của một vật là cái lý chung cho cả vạn vật. Vận chuyển của một hơi thở cũng như vận chuyển của một ngày. Bởi thế mà khi ngắm một bức tranh thủy mặc, ta không chỉ dừng lại ở mức ngắm nghía một mảnh sơn thủy yêu kiều, mà xa hơn, đó là thưởng thức một tuyệt phẩm của tâm hồn tác giả – đại diện cho tư tưởng của cả thời đại. Vũ trụ xoay vần trong bức họa, và trong con người ta cũng có những mạch ngầm xúc cảm róc rách tựa nước lành tuôn khe suối như vậy.
Thông qua tranh thủy mặc, người nghệ sĩ Trung Hoa muốn gửi gắm vào trong đó tâm trạng của mình trước cuộc đời. Cảnh chỉ là một đối tượng để tác giả mượn cớ nói về cái tâm hồn của mình một cách tế nhị . Giá trị của nó không chỉ ở cảnh sách của tranh mà thông qua bức tranh còn thấy tâm hồn của tác giả. Thêm một điều đặc biệt ở tranh thủy mặc, cũng nhưn trời đất, vạn vật sinh ra có đôi có cặp, song hành với những bức tranh thủy luôn là nghệ thuật thư pháp – niềm tự hào của người dân Trung Hoa. Chỉ một bức tranh nhưng chứa đựng cả cảnh sắc và tiếng hồn của con người, của vạn vật. Phải chăng đó cũng giống như sự kết hợp của tạo hóa, vạn vật hỗ trợ lẫn nhau, từ cái riêng tạo ra cái chung và trong cái chung ta thấy được giá trị nâng tầm của cái riêng.
Nhìn trung, đây là nền nghệ thuật có phong cách riêng, là sự tổng hợp giữa thơ, thư , họa và dấu ấn, là một sự tổng hợp giữa nội dung ý nghĩa, kiến thức và tâm hồn, làm xao xuyến biết bao thế hệ người mê tranh.