Tranh dân gian Đông Hồ, chàng Trương Chi -H87

Giá: 600.000 VNĐ

Mã sản phẩm: H87

Kích thước: 48*63 cm

Tình trạng: Còn hàng

Chi tiết

Tranh dân gian Đồng Hồ ,chàng Tương chi

Trương Chi là tên một chàng ngư phủ trong câu chuyện dân gian cùng tên, tương truyền có giọng hát rất hay, đem lòng yêu say đắm nàng Mị Nương con gái một quan tể tướng.

Câu chuyện

Mị Nương là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại thần thời xưa. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ chính là quan phủ nên lúc nào cũng tỏ vẻ buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để nàng ra đó hàng ngày cho đỡ ngột ngạt mà sinh bệnh nặng.

Nàng vẫn thường ra căn nhà đó thêu thùa, đọc sách nhưng nàng say đắm một tiếng sáo trên dòng sông. Tiếng sáo ấy tuyệt hay, lúc bổng khi trầm làm nàng Mị Nương say mê. Tiếng sáo ấy là của Trương Chi-một anh thanh niên ở làng chài ven sông. Trương Chi là một người thổi sáo hay như vậy nhưng tướng mạo thì lại vô cùng xấu xí. Chàng vốn sống một mình không người thân thích trên một con đò nhỏ dòng sông. Gương mặt chàng bị phỏng lửa trông rất ghê người. Chàng thường thổi sáo vào ban đêm. Những khúc nhạc thổ lộ lòng chàng với đầy ủy mị. Mị Nương thì không biết tướng mạo của người ca sĩ, nhưng nàng lại yêu say đắm tiếng sao ấy, nàng không thể không nghe nó dù chỉ là một ngày thôi.

Bỗng có một thời gian tiếng sáo không còn xuất hiện trên con sông kia nữa, và nàng Mị Nương do quá thương nhớ tiếng sáo mà sinh bệnh. Đã rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời đến mà vẫn không tìm ra nguyên nhân căn bệnh nên họ không dám kê đơn thuốc. Bệnh tình của nàng ngày một nặng thêm.

Một hôm, vô tình cha nàng biết được chuyện về tiếng sáo của anh thanh niên tên Trương Chi chính là nguyên nhân của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mị Nương. Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì lệnh chỉ được thổi sáo từ ngoài sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Và cứ chiều chiều, chàng lại cất tiếng sáo, Mị Nương nghe thấy tiếng sáo quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng như uống thuốc tiên. Rồi nàng khỏi bệnh và xin cha cho mời người sáo ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha nàng đành cho gọi chàng Trương Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo của chàng vô cùng xấu xí, toát lên vẻ nghèo hèn, đói khổ. Nàng bảo Trương Chi đi ra, và từ đó mất luôn tình cảm đối với tiếng sáo của chàng.

Trương Chi thì khi về nhà lòng luôn nhớ đến Mị Nương, chàng đem lòng yêu Mị Nương. Một hôm chàng tìm đến căn nhà nhỏ của Mị Nương và thổ lộ nỗi lòng mình với nàng. Nhưng, nàng từ chối. Trương Chi thất vọng và đau buồn, mang bệnh tương tư, biếng ăn, mất ngủ, sầu héo dần mà chết chìm. Những người bạn cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu, to bằng quả cam, trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng.

Một lần tình cờ, cha Mị Nương đi ra bến sông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu liền mua về rồi sai thợ ngọc làm thành chiếc chén uống trà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mị Nương đòi cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng người xưa và tiếng sáo văng vẳng đâu đây. Bất giác, hai dòng lệ tuôn rơi trên má nàng, và khi nước mắt rớt vào lòng chén, chiếc chén vỡ tan…

 

Sản phẩm cùng danh mục

Nhận xét