Thông tin chi tiết
Đề tài Lịch sử: thường gắn với các nhân vật như các tranh: Hai bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận, Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nguyên…
Đề tài sinh hoạt như các tranh: Đấu vật, Đánh đu, Hội làng, Hứng dừa, Đánh ghen, Chăn trâu – thổi sáo, Chăn trâu – thả diều…
“Trong như ngọc, trắng như ngà
Đây chèo đấy hứng cho vừa lòng nhau”
(Hứng Dừa)
Các tích văn học, hoặc dân gian: Kiều, Thạch Sanh, hoặc 4 tố nữ với Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ…
Đặc biệt nổi bật là tranh các con vật như: các tranh Lợn: Lợn đàn, Lợn độc, Lợn ăn cây dáy. Các Tranh Gà: Gà đàn, Gà -Đại cát, Gà -Thư hùng, Gà trống – nghinh xuân. Tranh các con vật khác như: Vịt, Trâu, Mèo, Rồng – Rước Rồng, Hổ – Ngũ Hổ, Chuột, Cá, Cóc.
Đề tài tứ quý: Mai – Hạc (mùa Xuân), Phù dung – Chim Trĩ (mùa Hạ), Ngô Đồng – Chim Phượng (mùa Thu), Tùng – Chim Công (mùa Đông).
Con vật khi là đề tài riêng, hoặc khi được nghệ nhân sáng tạo em bé với gia cầm như bức Vinh hoa, Phúc Lộc song toàn với (em bé ôm gà trống), (em bé ôm rùa), (em bé ôm cá), … Hoặc đưa con vật vào tranh với lối ẩn dụ nhằm phản ánh nội dung xã hội con người như các tranh: Đám cưới chuột, Thày đồ Cóc… Tranh in cũng thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên Đán đó là: hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng. Các con vật gần gũi với làng quê như gà trống, trâu, rồng và cá là biểu trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng, sự chăm chỉ cần cù, thông minh.
Bác ơi.giá bức tranh Tứ Bình khung tre trên đầu bao nhiêu tiền vậy a.đẹp quá bác ạ